Julianus (hoàng đế)
Julianus (hoàng đế)

Julianus (hoàng đế)

Julianus (tiếng Latinh: Flavius Claudius Iulianus Augustus,[1]tiếng Hy Lạp: Φλάβιος Κλαύδιος Ἰουλιανός; 331/332[2]  – 26 tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhà hiền triết, là một hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm 363. Julianus cũng là một nhà triết học và nhà văn viết tiếng Hy Lạp.[3] Julianus thường được xem là một hoàng đế có tài, nhưng đã gây ra nhiều tranh cãi vì ông ta khôi phục tín ngưỡng đa thần cổ của người La Mã vốn đã bị gạt sang bên lề sau khi Constantinus I tuyên bố ki-tô giáo là quốc giáo La Mã[4][5]Julianus là thành viên hoàng tộc nhà Constantinus và là em trai của Constantius Gallus - phó hoàng đế của Constantius II. Năm 355, Constantius II giết Gallus, lập Julianus làm Phó Hoàng đế (Caesar) cai quản các tỉnh phía tây của La Mã. Tại đây, Julianus nhiều lần cầm quân đánh các man tộc phương Bắc xâm lấn, tiêu biểu nhất là trận Argentoratum (357) đánh bại một đội quân đông hơn nhiều lần của người Alamanni. Năm 360, quân sĩ suy tôn Julianus làm Augustus, châm ngòi một cuộc chiến giữa Constantius II và Julianus. Constantinus chết khi chưa kịp giao chiến, Julianus tiến quân vào thủ đô Constantinopolis và tuyên bố là người kế thừa hợp pháp của Constantinus.[6] Năm 362, Julianus đi đánh đế quốc Ba Tư-Sassanid – đối thủ đáng gờm nhất của La Mã phía Nam. Julianus ban đầu thắng trận, nhưng sau thua phải lui quân về, trên đường rút bị trọng thương và chết.[7]Julianus là một người có tính cách vô cùng khó hiểu và phức tạp đến mức hiếm có: ông là "một nhà chỉ huy quân sự, một tín đồ của thuyết thần trí, một nhà cải cách xã hội, và là một nhà văn".[8],[5] Julianus là nguyên thủ không theo đạo Ki-tô cuối cùng của La Mã; ông ta đã nỗ lực khôi phục các giá trị truyền thống của La Mã trước thời Constantinus I vì cho rằng điều đó cứu đế quốc khỏi nguy cơ "tan vỡ".[9] Julianus đã cải tổ toàn bộ chính phủ, ban bố các chính sách tẩy chay Ki-tô giáo và hồi phục các truyền thống tôn giáo xưa của người La Mã, mà đặc biệt là thuyết Đa thần Tân Plato. Chính vì vậy mà Giáo hội Ki-tô giáo căm ghét Julianus và đặt cho ông ta hỗn danh là "Julianus Kẻ bội giáo".[10] Do Julianus không có con nối dõi, bộ tướng là Jovianus là lên kế ngôi. Điều này biến Julianus thành hoàng đế cuối cùng của nhà Constantinus, trong khi đây lại là triều đại Ki-tô giáo đầu tiên trong lịch sử Đế quốc La Mã.[11]

Julianus (hoàng đế)

Thân mẫu Basilina
Kế nhiệm Jovianus
Tước vịTước vị
Tước vị
Tổng tài La Mã (356 - 357, 360, 363)
Caesar (Đã nêu)
Augustus (Đã nêu)
Tiền nhiệm Constantius II
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Flavius Claudius Julianus (từ khi sinh ra đến lúc lên ngôi);
Flavius Claudius Julianus Caesar (làm Caesar);
Flavius Claudius Julianus Augustus (làm Augustus)
Triều đại Nhà Constantinus
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Không có
Trị vì Caesar: 6 tháng 11 năm 355 – tháng 2 năm 360.
Augustus: tháng 2 năm 360 – 3 tháng 11 năm 361.
Augustus duy nhất: 3 tháng 11 năm 361 – 26 tháng 6 năm 363
Sinh 331 hoặc là 332
Constantinopolis, Đế quốc La Mã
Mất 26 tháng 6 năm 363 (tuổi 31 hay 32)
Maranga, Lưỡng Hà
An táng Tarsus
Thân phụ Julius Constantius

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Julianus (hoàng đế) //nla.gov.au/anbd.aut-an35799227 http://calitreview.com/764 http://www.fourthcentury.com/index.php/imperial-la... http://www.sacred-texts.com/cla/toj/index.htm http://www.seanmultimedia.com/Pie_Julian_Apostate_... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://traumwerk.stanford.edu/philolog/2007/03/jul... http://ccat.sas.upenn.edu/bmcr/1997/97.03.22.html http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb121721673